Chuyên gia cảnh báo nhóm người cần tầm soát, chẩn đoán sớm ung thư vú

PGS. TS. BS Huỳnh Quang Khánh
Trưởng Đơn vị Tuyến vú- Trung tâm Ung bướu
.

Bệnh viện Chợ Rẫy Tầm soát ung thư vú: Cho ai? Khi nào? Bằng phương tiện gì?

Ung thư vú đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo tổ chức ghi nhận ung thư thế giới GLOBOCAN 2020, trên thế giới, riêng về bệnh lý này thì số ca mới mắc hàng năm là 2.261.419 (11,7%), số ca tử vong hàng năm là 684.996 (6,9%). Tại Việt Nam, ung thư vú chiếm 25,8% nhóm bệnh ung thư ở nữ giới với hơn 21.555 ca mắc mới và 9.345 ca tử vong.


PGS. TS. BS Huỳnh Quang Khánh - Trưởng Đơn vị Tuyến vú khám bệnh cho bệnh nhân


Phân nhóm nguy cơ ung thư vú: Nguy cơ ung thư vú trọn đời tính chung ở phụ nữ Hoa Kỳ là 1/8 tương đương 12,5%. Do vậy, việc phân nhóm nguy cơ sẽ giúp cho việc xác định đối tượng, thời gian và phương tiện tầm soát đạt hiệu quả.
Nhóm nguy cơ cao: Bao gồm tất cả phụ nữ đã xác định hay có rất nhiều nguy cơ có mang đột biến gen BRCA1, BRCA2; Người có các hội chứng di truyền nguy cơ cao khác (ví dụ: hội chứng Cowden). Người đã được xạ trị vào ngực vì bệnh lymphôm. Bệnh nhân được tính nguy cơ theo mô hình có nguy cơ cao hơn 20-25% so với người bình thường (ví dụ: Gail model). Người phụ nữ có mô vú đặc trên nhũ ảnh,….
Nhóm nguy cơ trung bình: Tất cả phụ nữ ≥ 40-45 tuổi và không thuộc nhóm nguy cơ cao.
Hướng dẫn tầm soát ung thư vú của Hội ung thư Hoa Kỳ (ACS-2015)
- Phụ nữ nguy cơ trung bình: Tuổi 40-54: Phương tiện tầm soát là chụp nhũ ảnh. Bắt đầu tầm soát định kỳ bằng nhũ ảnh từ 45 tuổi Từ 45 - 54 tuổi, nữ giới nên được tầm soát nhũ ảnh mỗi năm Từ 40 - 44 tuổi, nữ giới nên được tạo cơ hội và bắt đầu tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh mỗi năm Tuổi ≥ 55: nữ giới ≥ 55 tuổi nên được chuyển thành tầm soát mỗi 2 năm hay tiếp tục tầm soát mỗi năm. Và nữ giới nên được tiếp tục tầm soát bằng nhũ ảnh cho đến khi tình trạng sức khỏe chung còn tốt và ước lượng thời gian sống còn ít nhất 10 năm.
- Hướng dẫn tầm soát ung thư vú ở phụ nữ nguy cơ cao Phụ nữ nhóm nguy cơ cao: Tầm soát mỗi năm bằng nhũ ảnh và MRI bắt đầu từ 30 tuổi.

Kỹ thuật đốt u lành nang tuyến vú bằng vi sóng

Kỹ thuật sinh thiết lõi kim

Kỹ thuật sinh thiết vú có hút chân không

Kỹ thuật sinh thiết


Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế Việt Nam, lịch khám sàng lọc cho từng đối tượng như sau:
- Đối với nhóm không phải đối tượng nguy cơ cao thì mốc 40 tuổi được đặt ra, khi đó những người dưới 40 tuổi (20-40) chỉ cần tự khám vú hàng tháng, khám lâm sàng từ 1 đến 3 năm một lần. Còn những người từ 40 trở lên cần tự khám vú hàng tháng, khám lâm sàng và chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần.
- Đối với nhóm nguy cơ cao: thì mốc 25 tuổi được đặt ra, khi đó những người dưới 25 tuổi chỉ cần tự khám vú hàng tháng và khám lâm sàng mỗi năm một lần. Còn những người từ 25 tuổi trở lên cần tự khám vú hàng tháng, khám lâm sàng 6 tháng -1 năm một lần và chụp nhũ ảnh 1 năm một lần.
Ý nghĩa của việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư có phương tiện tầm soát hiệu quả. Có diễn tiến chậm khi bệnh còn sớm. Nếu như tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn rất sớm đạt 98% thì ở giai đoạn cuối tỷ lệ này chỉ còn khoảng hơn 10%. Với sự tiến bộ trong sàng lọc, chẩn đoán, bệnh ung thư vú có thể chẩn đoán sớm và điều trị khỏi.
Phòng khám Tuyến Vú- Trung Tâm Ung Bướu- Bệnh viện Chợ Rẫy đang thực hiện nhiều biện pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú bao gồm khám, tư vấn cũng như thực hiện các phương tiện tầm soát chẩn đoán sớm ung thư vú. Bên cạnh nhũ ảnh và siêu âm, bệnh viện Chợ Rẫy còn trang bị hệ thống nhũ ảnh 3D, siêu âm 3D cũng như cộng hưởng từ nhằm giúp phát hiện bệnh ở các trường hợp khó.
Làm thế nào để biết khối u vú là lành tính hay ác tính?
Khi đi khám sàng lọc, hay khám định kỳ người bệnh thường nhận được kết quả có ghi nhận BIRADs, đây là bảng phân loại được đưa ra bởi hiệp hội điện quang Hoa Kỳ (ACR) nhằm mã hóa các tổn thương trên Siêu âm, Nhũ ảnh, MRI vú theo mức độ nguy cơ ung thư. Từ đó giúp cho thông tin giữa bác sĩ chẩn đoán hình ảnh với bác sĩ khám bệnh và bệnh nhân được đơn giản, dễ dàng giúp cho việc quản lý tổn thương được tốt hơn

Máy MRI


Phân loại BI-RADs theo ACR 2017
* BI-RADs 0: Không đủ dữ kiện để kết luận tổn thương, cần làm thêm các thăm khám khác.
* BI-RADs 1: Mô vú bình thường, không tổn thương (0% ác tính).
* BI-RADs 2: Lành tính (0% ác tính).
* BI-RADs 3: Khả năng lành tính (≤ 2% ác tính).
-Thái độ xử trí cho BI-RADs 3: Khám lại vào thời điểm 6, 12, 24 tháng
* BI-RADs 4 (4A, 4B, 4C): Tổn thương nghi ngờ (4A :2- 10%; 4B: 10-50%; 4C:50- 95% ác tính).
- Thái độ xử trí: Cần làm sinh thiết để chẩn đoán trên giải phẫu bệnh.
* BI-RADs 5: Tổn thương rất nghi ngờ (≥ 95% ác tính)
- Thái độ xử trí: Cần làm sinh thiết để chẩn đoán trên giải phẫu bệnh.
* BIRADs 6: Tổn thương ung thư vú đã xác định.
Tương ứng với các kết quả BI-RADs giúp cho bác sĩ chẩn đoán, tiên lượng nguy cơ ác tính cũng như thái độ xử trí thích hợp cho người bệnh.


Đơn vị Tuyến Vú- Trung Tâm Ung Bướu- Bệnh viện Chợ Rẫy được trang bị đầy đủ các phương tiện giúp cho việc lấy mẫu xác định chính xác thương tổn dưới hướng dẫn hình ảnh. Bên cạnh sinh thiết bằng kim nhỏ, sinh thiết lõi kim bệnh viện còn trang bị các máy sinh thiết hút chân không giúp cho việc lấy mẫu chẩn đoán chính xác tổn thương ác tính cũng như giúp điều trị các tổn thương lành tính ở vú.

Các Tin Khác
WEBSITE LIÊN KẾT
Thu gọn