Bệnh viện Chợ Rẫy đến Kon Tum: Hỗ trợ chuyên môn về bạch hầu – Kết hợp điều trị cho nạn nhân trong vụ xe khách rơi xuống vực sâu

      Ngày 14/7, ngay sau lễ ký kết hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy do Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy làm Trưởng đoàn đã tiếp tục chuyến công tác đến Kon Tum, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế. Theo đó, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng 2 chuyên gia cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 2 là tổ công tác số 4 hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại tỉnh Kon Tum.

Hội chẩn trong đêm cho nạn nhân vụ xe khách

      Trong quá trình di chuyển đến Kon Tum, Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được đề nghị hỗ trợ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trong việc chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân của vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng (xe rơi xuống vực sâu tại xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Đoàn đã thống nhất cùng tham gia hội chẩn và hỗ trợ điều trị cho các nạn nhân của vụ tai nạn này.




      Ngay khi vừa đến nơi, đêm 14/7/2020, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy đã hỗ trợ thăm khám cho các bệnh nhân đồng thời buổi hội chẩn chuyên môn cũng diễn ra ngay sau đó với sự chủ trì của lãnh đạo 2 bệnh viện. Tạm dừng hội chẩn lúc hơn 23 giờ ngày 14/7/2020, lãnh đạo 2 bệnh viện đã thống nhất, đối với những bệnh nhân cần chuyển lên BV Chợ Rẫy, nếu có chỉ định phẫu thuật thì cần sớm thực hiện tại chỗ với ekip phẫu thuật chính là các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy. Theo đó, các bệnh nhân tiếp tục được thực hiện các cận lâm sàng theo tinh thần hội chẩn. Sau khi có kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ hai bệnh viện sẽ tiếp tục thực hiện các bước điều trị tiếp theo. Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã chỉ đạo các lãnh đạo khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum để theo dõi sát tình hình bệnh nhân và tiếp tục hội chẩn ngay khi có kết quả cận lâm sàng.




      Cũng ngay trong đêm, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều thêm phẫu thuật viên lồng ngực cùng bộ dụng cụ chuyên phẫu thuật lồng ngực đi Kon Tum trong chuyến bay sớm nhất để phẫu thuật cho bệnh nhân.




      Sáng ngày 15/7/2020, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy chia thành 2 nhóm. Một nhóm gồm các lãnh đạo khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại Thần kinh và Ngoại Lồng ngực tiếp tục ở lại để trực tiếp phẫu thuật và điều trị cho các bệnh nhân. Riêng lãnh đạo khoa Hồi sức Cấp cứu sẽ cùng Ban Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Kon Tum khảo sát, đánh giá và trao đổi các phương án dự phòng gia tăng lượng bệnh nhân bạch hầu nặng nhập viện tại đây. Đến trưa 15/7,  các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã trực tiếp phẫu thuật cho 2 trường hợp là L. T. N (36 tuổi, Thanh Hóa) và P. Đ. T. (32 tuổi, Thanh Hóa).






 



      Riêng đối với hai trường hợp nặng là N.V. K (41 tuổi, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) và Phạm Thị Khuyên (29 tuổi, trú huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định, cả hai nạn nhân đều bị chấn thương rất nặng và nghiêm trọng. “Trường hợp nạn nhân N. V. K bị dập cơ rất nhiều, li giải cơ vân và dẫn đến suy đa tạng, cần phải lọc máu liên tục. Còn trường hợp nạn nhân P.T. K. bị tổn thương phổi và cột sống, khiến nạn nhân gần như bị liệt toàn bộ tay chân, khả năng hồi phục thần kinh của cột sống rất khó khăn. Vì vậy, trước mắt cần hồi sức cho bệnh nhân để ổn định vấn đề về phổi. Sau này, nếu có thể chỉ định phẫu thuật cũng chỉ có thể hỗ trợ bệnh nhân có chức năng cơ bản là ngồi được" BS CK2 Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá.

      Nhóm còn lại tiếp tục tách thành 2 đội: đội 1 cùng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã đến Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hồi, là tuyến đầu tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân vụ tai nạn giao thông. Tại đây, hiện còn 8 bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị. Đoàn công tác Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cùng các bác sĩ  Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hồi đã cùng hội chẩn. Qua đó, phát hiện thêm một số trường hợp có khả năng bị chấn thương tương tự ở phổi nên đã đề nghị chuyển các nạn nhân lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum ngay trong chiều 15/7 để được thăm khám, hội chẩn kỹ lưỡng và có phương án điều trị thích hợp. “Các nạn nhân cùng bị tai nạn trên một chuyến xe nên cơ chế chấn thương giống nhau, đa số bị chấn thương ngực, gãy xương sườn và chảy máu màng phổi. Các trường hợp có cùng một cơ chế chấn thương thì những triệu chứng có thể xuất hiện tiếp ở những nạn nhân nhẹ, sẽ giống với những bệnh nhân mà chúng tôi đã phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong, các phẫu thuật viên sẽ tiếp tục theo dõi ca bệnh, thực hiện bản ghi nhớ, thống nhất tạo sự liên kết giữa hai bệnh viện, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tiến hành hội chẩn từ xa, hoặc nếu cần thiết, chúng tôi sẽ trực tiếp lên Kon Tum để hỗ trợ” BS CK2 Phạm Thanh Việt cho biết thêm. Nhân dịp này, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã trao tặng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum và Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hồi mỗi bệnh viện 50 triệu đồng hỗ trợ công tác khám chữa bệnh.





 


      Song song đó, đội 2 gồm lãnh đạo khoa Bệnh Nhiệt đới, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cùng các chuyên gia cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã đến huyện Đắk Tô, Kon Tum. Đoàn đã phối hợp cùng Trung tâm y tế huyện đi thực tế tại huyện Đắk Tô. Theo đó, huyện có 9 xã nhưng có 4 thôn thuộc 2 xã có bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Trong đó có 5 bệnh nhân có triệu chứng được cách ly điều trị tại TTYT huyện Đắk Tô. Ngoài ra, CDC địa phương cũng tiến hành sàng lọc 200 người tiếp xúc gần, phát hiện 3 trường hợp người lành mang trùng cũng được cách ly điều trị. Hiện 8 bệnh nhân đang trong tình trạng sức khỏe ổn định không biến chứng. Đặc biệt, trong vòng 10 ngày qua, không phát hiện thêm trường hợp mới nào. Kết thúc quá trình hỗ trợ, bên cạnh các biện pháp được địa phương triển khai như: phát hiện, sang lọc, cách ly, khoanh vùng dập dịch ngay tại các thôn; tiến hành phun thuốc khử trùng tại các khu có ca bệnh dương tính; có chương trình tiêm chủng bạch hầu cho các đối tượng nguy cơ và các đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng… Đoàn cũng đã đóng góp ý kiến trong việc sử dụng thuốc, một số xét nghiệm nhằm phát hiện chẩn đoán sớm, xây dựng các kế hoạch dự phòng trong tình huống gia tăng số lượng bệnh nhân cũng như mức độ nặng của bệnh nhân mắc bạch hầu…





Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy khám và hỏi thăm tình hình sức khỏe của bệnh nhân mắc bạch hầu

 

Các Tin Khác
WEBSITE LIÊN KẾT
Thu gọn


go88


tải sunwin


hit club


go88


yo88


keochinh

cwin