Phụ Lục

Phụ lục 1: Một số hoá chất sử dụng tại bệnh viện Chợ Rẫy

 

TÊN

 

Thành phần chính

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHỐNG VI KHUẨN

TỐC ĐỘ DIỆT VI KHUẨN NHẠY CẢM

ỨC CHẾ BỞI Đàm HOẶC
PROTEIN

 

GHI CHÚ

HOÁ CHẤT

Gram
(+)

 Gram (-)

Proteus
vàPseudo

Tế bào

Bào tử

Độ
khử khuẩn

Độ
sát khuẩn

HOÁ CHẤT VỆ SINH

FORWARD DC hoặc
SPECTRUM DC

Ethroxylated Nonyl Phenol + Ammonium Chloride

Khá

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Nhanh

-

Kháng virus hiệu quả

STRIDE LAVENDER

Nonyl Phenol + Olefin Sulfonate

Khá

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Nhanh

-

Kháng virus hiệu quả

CREW

Hydrochloric acid +Surfactant

Khá

Khá

 

Khá

Khá

Kém

Vừa

 

Vừa phải

Vừa phải

Ức chế bởi một số chất hóa học.

HÓA CHẤT KHỬ KHUẨN DỤNG CỤ /MÔI TRƯỜNG

CỒN 70 ĐỘ

Alcohol
Dạng axit hóa

Tốt
Tốt

Tốt
Tốt

Tốt
Tốt

Khá
Khá

Ít
Khá

Nhanh
Nhanh

Nhanh
Rất nhanh


Nồng độ tốt nhất là 60-80%
Ăn mòn ít

POSE-CRESOL

Phenol, cresol

Khá

Tốt

 

Tốt

 

Khá

 

Kém

 

Nhanh

 

Nhanh

 

Kích thích da, ăn mòn không đáng kể.

PRESEPT
CHLORAMIN- B
JAVEL

Hợp chất chứa Chlorin

Tốt

 

Tốt

 

Tốt

 

Khá

Khá

 

Nhanh

Nhanh

 

 

Ít kích thích da

CIDEZYME

Hỗn hợp Enzyme

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CIDEX,
CIDEX OPA

Glutaraldehyde
Ortho- Glutaraldehyde

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Khá

Nhanh

-

Có thể nhạy cảm gây tổn thương da và mô.

ASEPTANIOS TERMINAL  HPH

Formaldehyde+
Didecyldimethylammonium chloride

Tt

 

Tốt

 

Tốt

 

Tốt

 

Khá

 

Nhanh

 

-

-

Sử dụng khi không có người trong phòng

SPECIAL DJP

Formic aldehyde + alcohol

Tốt

 

Tốt

 

Tốt

 

Tốt

 

Khá

 

Nhanh

 

-

-

Sử dụng khi không có người trong phòng

DUNG DỊCH RỬA TAY

POSE LIQUID SOAP

Xà phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MICROSHELD2 MICROSHIELD4

Chlorhexidine

Tốt

Tt

Tốt

Khá

0

Chậm vừa phải

Chậm vừa phải

Rất ít

Không kích thích, không độc, không nhạy cảm.

MICROSHIELD HANDRUB CLINCARE

Chlorhexidine gluconat – E thanol

Tốt

Tốt

Tốt

Khá

0

Chậm vừa phải

Chậm vừa phải

Rất ít

Không kích thích, không độc, không nhạy cảm.

DUNG DỊCH SÁT TRÙNG DA

CỒN 70 ĐỘ

Alcohol
Dạng axit hóa

Tốt
Tốt

Tốt
Tốt

Tốt
Tốt

Khá
Khá

Ít
Khá

Nhanh
Nhanh

Nhanh
Rất nhanh


Nồng độ tốt nhất là 60-80%
Ăn mòn ít

BETADINE, POVIDINE

IODINE IODOPHOR

Tốt

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Vừa phải

Vừa phải

 

 

CỒN -IOD
BRAUNODERM

Propanol Alcohol + PVP Iodine 10%

Tốt

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Nhanh

Nhanh

Rất ít

 


Phụ lục 2: Cách lấy đàm và các yêu cầu của bệnh phẩm đàm

Cách lấy đàm thông thường

  1. Cho bệnh nhân súc miệng sạch
  2. Ho khạc đàm theo chỉ dẫn : hít thở sâu 3 lần: hít vào, nín thở, thở ra chậm
  3. Lần cuối sau khi thở ra cho bệnh nhân ho, khạc đàm, kết hợp vỗ vào lưng vùng xương bả vai bệnh nhân 2-3 lần để giúp khạc đàm
  4. Đựng đàm trong lọ vô trùng
  5. Dung tích cần lấy: 5-10 ml

Trường hợp đặt NKQ hay mở khí quản:
Trước khi hút vỗ vào lưng vùng xương bả vai bệnh nhân 2-3 lần để giúp khạc đàm
Dùng dụng cụ lấy đàm lãnh ở khoa Dược
Trường hợp lấy chưa đúng: Khoa vi sinh sẽ gửi trả mẫu đàm để khoa lâm sàng lấy lại

Trước khi cấy, mẫu bệnh phẩm phải được soi dưới kính hiển vi để xem đây thực sự là đàm hoặc là chất tiết ở miệng

Thành phần

Kết luận

Tế bào biểu mô vẩy

Phải <10 TBBM / 1QT 10X
Hơn 25 tế bào biểu mô vẩy trên quang trường kính 100 thì đây là mẫu bệnh phẩm có lẫn chất tiết từ miệng

Đại thực bào

Có sự hiện diện của đại thực bào thì đây là chất tiết từ đường hô hấp dưới

Sợi elastin

Có sự hiện diện của sợi elastin trong môi trường KOH chứng tỏ viêm phổi hoại tử

Bạch cầu đa nhân

Hơn 25 bạch cầu đa nhân trung tính trên một quang trường kính 100 chứng tỏ có nhiễm trùng (viêm khí phế quản hoặc viêm phổi)


Lấy đàm bằng phương pháp chải đàm có bảo vệ (phương pháp PSB: protected specimen brushing):

  • Thực hiện phương pháp này phải thông qua nội soi phế quản, một dụng cụ như hình vẽ được đưa vào phế quản qua máy nội soi, bàn chải lấy đàm  ở phế quản nhỏ được bảo vệ qua 2 lớp của canula tránh lây nhiễm vi trùng.
  • Xử lý mẫu bệnh phẩm: bàn chải sau khi lấy ra khỏi canula được đặt vào 1 ml môi trường vận chuyển, sau đó 1ml hỗn hợp đàm được đem cấy định lượng, nếu mọc 1000 khúm hoặc hơn thì được gọi là dương tính, kết quả này tương đương với mật độ vi trùng từ 105 đến 106 khúm vi trùng trên một ml đàm.
  • Độ nhạy cảm và đặc hiệu 70 – 100% trên các bệnh nhân chưa sử dụng kháng sinh, tỉ lệ âm tính giả lên đến 24 – 46% ở các bệnh nhân đã được cho kháng sinh vì vậy kỹ thuật này nên được thực hiện trước khi cho kháng sinh.


Lấy đàm bằng kỹ thuật rửa phế quản phế nang (kỹ thuật BAL: bronchoalveolar lavage)

  1. Đưa đầu ống nội soi đến tận phế quản nhỏ sau đó rửa phế nang bằng nước muối đẵng trương, hút dịch rửa phế nang để cấy hoặc dùng catheter đặc biệt có 2 lớp như trong phương pháp PSB để hút dịch rửa phế nang, nếu dùng catheter thì được gọi là kỹ thuật rửa phế quản phế nang có bảo vệ (protected BAL), thể tích nước muối đẵng trương dùng để rửa là 120 ml (nếu dùng 10 – 20 ml thì gọi là mini BAL), nhưng thường chỉ hút ra được khoảng 25% thể tích hoặc ít hơn
  2. Cấy định lượng kết quả dương tính nếu có10.000 khúm /ml dịch rửa (tương đương 105 – 106 khúm vi trùng /ml đàm)
  3. Độ nhạy cảm và đặc hiệu của phương pháp BAL từ 70 – 100%, tương tự như phương pháp PSB  âm tính giả cao nếu bệnh nhân đã được cho kháng sinh vì vậy kỹ thuật này nên được thực hiện trước khi cho kháng sinh.


Phụ lục 3: Phân loại vết thương phẫu thuật

Phẫu thuật sạch: Vết mổ không bị viêm nhiễm, không phải là phẫu thuật vùng hầu miệng, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu. Phẫu thuật do một chấn thương kín cũng xếp vào loại này 
Phẫu thuật  sạch nhiễm: phẫu thuật hệ hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu trong điều kiện có kiểm soát và không bị nhiễm trùng bất thường. Những phẫu thuật cắt ruột thừa, phẫu thuật đường sinh dục nữ, đường mật, đường hầu họng  cũng có thể xêp vào tiêu chuẩn này nếu không có bằng chứng nhiễm trùng hay không bị gián đoạn kỹ thuật.
Phẫu thuật nhiễm: bao gồm vết thương hở, chấn thương mới hay taị nạn. Ngoài ra, những phẫu thuật có gián đoạn trong kỹ thuật vô khuẩn ( vd xoa bóp tim hở) hay thủng lớn từ đường tiêu hóa, và những đường rạch bị viêm cấp tính nhưng không có mủ

Phẫu thuật bẩn: bao gồm các chấn thương cũ có mô hoại tử, dị vật và những vết thương có nhiễm trùng rõ trên lâm sàng hay thủng tạng rỗng. Những vi khuẩn gây bệnh  sau phẫu thuật đã có hiện diện ở thời điểm trước phẫu thuật


Phụ lục 4: Thang điểm ASA

  1. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân bình thưòng
  2. Bệnh nhân có tình trạng bệnh toàn thân nhẹ
  3. Tình trạng bệnh toàn thân nặng
  4. Tình trạng bệnh toàn thân không còn sức chống đỡ và đe dọa tử vong
  5. Tình trạng bệnh toàn thân đe dọa tử vong trong vòng 24 giờ


Phụ lục 5: Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP

Họ và tên:……………………………… Tuổi:……….. Giới tính………………....
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………
Nơi công tác:………………………………………………………………………

Hoàn cảnh xảy ra tai nạn: (Tường trình chi tiết)
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
Thông tin về vết thương, tình trạng phơi nhiễm:
………………………………….........................……………………….............
Thông tin về nguồn lây nhiễm:
…………………………………………………………………………….........
Đã xử trí như thế nào:
………………………………….........................……………………………….
Tình trạng sức khoẻ của cán bộ bị tai nạn:
………………………………….........................………………………………

TPHCM, ngày…….tháng………năm……. …                      

Cán bộ bị tai nạn                         Người chứng kiến                       Thủ trưởng đơn vị


Phụ lục 6: Mô tả các kỹ thuật điều dưỡng yêu cầu có nguy cơ nhiễm khuẩn cao

Kỹ thuật hút đàm nhớt

Dụng cụ:
* Dụng cụ vô khuẩn:
- Ống hút đàm:

  1. Người lớn: 12 –18 Fr
  2. Trẻ em: 8 – 10 Fr
  3. Sơ sinh: 5 – 8 Fr

- Găng vô khuẩn 1 chiếc
- Chén chung (Dùng khi hút rất nhiều lần /ngày)
- Dung dịch tráng ống: nước cất hoặc Nacl 9‰ đóng chai 100ml hoặc 500 ml (dùng với chén chung)
-Dung dịch sát khuẩn để ngâm đầu ống hút (Pose Cresol)
* Dụng cụ sạch:
- Máy hút hoặc hệ thống gắn tường
- Găng sạch
- Khăn lông
- Túi đựng đồ dơ

QUI TRÌNH:

  1. Giải thích cho BN
  2. Chuẩn bị BN ở tư thế thích hợp, vỗ lưng giúp long đàm (nếu được)
  3. Đặt khăn dưới cằm BN
  4. Mở sẵn nút chai 100ml (Hoặc rót dung dịch nước cất vào chén chung)
  5. Mở máy hút và chọn áp lực hút (80-120mmHg)
  6. Mở bao đầu ống hút đàm
  7. Mang găng sạch tay không thuận
  8. Mang găng vô khuẩn tay thuận
  9. Lấy ống hút đàm ra khỏi bao bằng tay mang găng vô trùng
  10.  Tra ống hút vào hệ thống
  11. Kiểm tra hệ thống hút
  12. Đưa ống nhẹ nhàng vào vị trí hút
  13. Bắt đầu hút, xoay ống khi hút
  14. Tráng ống
  15. Lập lại động tác hút cho tới khi đường thở thông
  16. Khuyến khích BN thở sâu và ho giữa các lần hút
  17. Giúp BN vệ sinh mũi miệng
  18. Dọn dẹp dụng cụ
  19. Ghi hồ sơ

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:

  1. Kỹ thuật hút phải nhẹ nhàng
  2. Đưa ống vào đúng vị trí mới hút
  3. Thời gian một lần hút không quá 15giây
  4. Tổng thời gian hút không quá 5phút

Cần tăng nồng độ oxy ( FiO2) lên 100% từ 3- 5phút trong trường hợp bệnh nhân đang thở oxy


Kỹ thuật đặt thông dẫn lưu nước tiểu

MỤC ĐÍCH
Lấy (dẫn lưu) nước tiểu ra khỏi bàng quang trong các trường hợp:
Người bệnh bị bí tiểu, có cầu bàng quang.
Tiểu tiện không tự chủ.
Lấy nước tiểu để xét nghiệm vi sinh.
Theo dõi nước tiểu.
Giữ vết mổ ở bộ phận sinh dục không bị nhiễm trùng.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Bác Sĩ hoặc Điều Dưỡng.
Thêm người phụ giúp (nếu cần)
NGƯYÊN TẮC
Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật, chăm sóc ống thông, chăm sóc
hệ thống dẫn lưu.
Gỉai thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm (nếu có thể)
Chọn lựa ống thông thích hợp :
Đường kính ống thông tùy thuộc vào tuổi, giới (trẻ em: 8-10Fr, phụ nữ: 14-16Fr, đàn ông thì lớn số lớn hơn: 18Fr.
Chất liệu ống thông tùy thuộc vào thời gian đặt ống thông.
Bóng thích hợp (cho trẻ em: 3ml, người lớn: 5ml, trường hợp cầm máu: 30ml)
Chiều dài thích hợp ( phụ nữ: 22 cm, đàn ông: 40 cm )
Thường xuyên chăm sóc, giữ vệ sinh ống thông và hệ thống dây dẫn, vệ sinh vùng hậu môn sinh dục tối thiểu ngày một lần.
Giữ hệ thống dẫn lưu luôn được kín, thông tốt.
Chai đựng dịch dẫn lưu (nước tiểu) thấp hơn bàng quang 50 – 60 cm.
Trong qúa trình dẫn lưu nước tiểu hoặc cần tập bàng quang họat động bình thường, cứ 3 giờ mở thông một lần hoặc mở ngay khi có cầu bàng quang (các trường hợp bệnh ngộ độc thì mở thông liên tục).
Tháo hoặc đổ nước tiểu ngay khi lượng nước tiểu đầy tới vạch quy định hơặc tới 2/3 chai ( tốt nhất tháo nước tiểu mỗi 8 giờ)
Dùng ống thông Nelaton (nếu không lưu giữ) và Foley (thông tiểu liên tục)
Không nên dùng sức để đẩy ống thông vào khi gặp trở ngại.
Lấy nước bơm vào bóng (Foley) đúng số ghi trên ống thông.
KỸ THUẬT
Quan sát và vệ sinh bộ phận sinh dục của người bệnh (nếu bộ phận sinh dục qúa dơ), nếu người bệnh tỉnh thì hướng dẫn người bệnh tự làm vệ sinh trước khi đặt thông tiểu.
Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu, không đề cập đến kỹ thuật vệ sinh bộ phận sinh dục.
1, Chuẩn bị dụng cụ:
Rửa tay, mang khẩu trang trước khi sọan dụng cụ.
Xe sạch 3 tầng đã được lau bằng dung dịch khử khuẩn.
Tầng 1: Dụng cụ vô trùng
Một mâm thông tiểu vô khuẩn, trong đó có:
02 chén chung (01 đựng Betadine, 01 đựng nước muối)
Ong thông tiểu ( Nelaton: thường, Foley: liên tục)
01 kềm kelly.
Gòn, gạc.
Khăn có lỗ.
Bơm tiêm.
Gạc có tẩm dầu nhờn tan trong nước.
Bồn hạt đậu.
Dụng cụ vô khuẩn ngoài mâm:
Găng tay vô khuẩn.
Hệ thống dẫn lưu nước tiểu (thông tiểu liên tục)
Ong nghiệm (nếu cần)
Tầng 2: Dụng cụ sạch
Vải đắp.
Tấm nilon (để lót dưới mông người bệnh)
Băng keo, kéo ( thông tiểu liên tục)
Túi sạch để đựng chất thải.
02 dây cột túi chứa nước tiểu.
Tầng 3:
01 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
Túi đựng chất thải.
Túi đựng nilon dơ (sau khi lót dưới mông người bệnh)
Dụng cụ khác: Bình phong hoặc màn phân cách (nếu cần)
2. Tiến hành:
Bươc 1:
Sắp xếp dụng cụ.
Đẩy xe thông tiểu tới giường bệnh.
Chào và giải thích cho người bệnh công việc mình sắp làm (nếu có thể)
Bước 2:
Che bình phong (nếu cần), trải nilon dưới mông người bệnh.
Phủ vải đắp, bỏ quần.
Quấn vải đắp vào: - bàn chân (nữ) – cổ chân (nam)
Tư thế người bệnh: - Nữ: chân chống bẹt rộng ra.
- Nam: 2 chân dang rộng.
Trải vải cao su dưới mông người bệnh.
Treo túi chứa nước tiểu lên thành giường, cách mặt giường # 50 –60 cm, không được để chạm đất), giữ đầu dây nối còn vô trùng và để nơi thuận tiện.
Đặt mâm dụng cụ giữa 2 chân người bệnh, tháo mí khăn, lưu ý để người bệnh không đạp đổ.
Để túi đựng đồ dơ nơi thuận tiện, tránh choàng tay qua mâm vô trùng khi bỏ gòn dơ vào túi.
Bước 3:
Mở vải đắp để lộ bộ phận sinh dục.
Rửa tay hoặc sát khuẩn tay bằng cồn 70º.
Bước 4:
Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn.
Mang găng tay vô khuẩn.
Thử bóng và nắn cho cân xứng (nếu cần)
Rút dịch bơm bóng vào bơm tiêm.
Bôi trơn ống thông : - Nữ: 4-5 cm, Nam: 16-20 cm.
Sắp xếp dụng cụ tránh choàng qua mâm vô khuẩn.
Bước 5:
Trải khăn có lỗ.
Tay thuận dùng kềm gắp 2 miếng gạc đưa sang tay không thuận để:
Vạch môi lớn và môi nhỏ (đối với nữ) để lộ lỗ tiểu, rửa âm hộ từ trên xuống dưới, rửa môi lớn, môi nhỏ (mỗi bên thay gòn),bên xa bên gần, rửa lỗ tiểu, lập lại cho đến khi sạch.
Kéo da quy đầu (đối với nam) để lộ lỗ tiểu, rửa từ lỗ tiểu rộng ra ngoài, lập lại nhiều lần cho đến khi sạch (mỗi lần dùng 1 miếng gòn rồi bỏ)
Kềm kẹp gòn để nơi xa.
Đặt bồn hạt đậu dọc giữa 2 đùi để có thể hứng nước tiểu chảy ra.
Bước 6: Đặt ống thông tiểu.
Cầm ống thông cách đầu ống 5-6 cm, đuôi ống để vào bồn hạt đậu.
Đưa đầu ống vào lỗ tiểu: - Nữ: 4-5 cm. Nam: 16 – 20 cm (đầu tiên cầm dương vật thẳng đứng, đưa ống vào khoảng 10 cm thì hạ dương vật thấp xuống, tiếp tục cho ống vào từ từ đến khi thấy nước tiểu chảy ra (khoảng 16-20 cm)
Bước 7:
Đưa ống thông vào thêm 1 chút, bơm nước vào bong bóng để cố định ống thông, kéo nhẹ ống thông ra cho đến khi thấy nặng tay, đẩy trở vào một chút.
Lấy khăn có lỗ ra.
Nối đuôi ống thông vào dây câu.
Lau khô vùng sinh dục.
Cố định ống thông: - Nữ: mặt trong đùi, Nam: bẹn, mặt  trên đùi, tránh gập góc.
Dán băng keo cố định dây nối. Quan sát hệ thống dẫn lưu.
Bước 8: Đắp, mặc quần lại cho người bệnh được kín đáo, giúp người bệnh tiện nghi.
Bước 9: Thu dọn dụng cụ và rửa dụng cụ đúng quy định, lau khô và chuẩn bị sẵn sàng gởi tiệt trùng, Trả dụng cụ sạch về đúng chỗ.
Bước 10: Rửa tay thường quy.
Bươc 11: Ghi hồ sơ:
Ngày, giờ đặt ống thông, lọai, số ống thông, số lượng nước hoặc không khí bơm vào bong bóng.
Tên Điều Dưỡng thực hiện.
Gởi thử xét nghiệm  (nếu có)
Số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu mỗi ngày. Báo Bác Sĩ ngay nếu nước tiểu có máu tươi.
TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT:
Điều Dưỡng trưởng khoa.
Nhân viên kiểm sóat nhiễm khuẩn của khoa.
Nhân viên kiểm sóat nhiễm khuẩn bệnh viện của khoa Chống Nhiễm Khuẩn.


Kỹ thuật thay băng vết thương

MỤC ĐÍCH:
Giữ cho vết thương sạch sẽ, mau lành.
Che chở và ngăn ngừa vết trhương nhiễm trùng.
Giúp người bệnh được thoải mái vì vết thương được sạch sẽ.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Điều Dưỡng hoặc Bác Sĩ.
Thêm người phụ giúp (khi cần)
NGUYÊN TẮC:
Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn khi chăm sóc.
Tháo đồ trang sức, mang khẩu trang, rửa tay thường quy trước khi chuẩn bị dụng cụ.
Trước khi chăm sóc:
Làm công tác tư tưởng cho người bệnh (giải thích công việc mình sắp làm)
Quan sát tình trạng vết thương (để chuẩn bị dụng cụ phù hợp)
Dụng cụ vô trùng và dụng cụ sạch được sắp xếp hợp lý tùy thuộc vào xe thay 
băng ( tốt nhất là xe thay băng 3 tầng)
Chon dung dịch rửa phù hợp với tình trạng của vết thương hoặc theo chỉ định
của Bác Sĩ.
Che chắn cho người bệnh được kín đáo khi thay băng (nếu cần)
Không choàng tay qua mâm vô trùng.
Quan sát người bệnh trong suốt qúa trình thay băng.
Tránh chạm mũi kềm vào vết thương khi thay băng.
Nếu người bệnh có nhiều vết thương thì thay băng vết thương theo thứ tự: vô trùng trước, sạch sau và nhiễm sau cùng. 
KỸ THUẬT:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
Tháo đồ trang sức, rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.
Khử khuẩn sạch xe thay băng.
Sắp xếp dụng cụ trên xe băng thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật:
Tầng 1: Dụng cụ vô trùng
Một mâm với bộ thay băng chuẩn gồm: 2 kềm, 2 chén chung, gòn viên, gòn bao có bọc gạc (vải thưa), gạc.
01 kéo.
Dung dịch dùng để rửa vết thương: Chọn lựa tùy thuộc vào tình trạng vết thương: huyết thanh mặn 0,9%, oxy già 12V, Eau dakin…
Dung dịch sát trùng: cồn 70°, Betadin hoặc Microshield PVP-S.
Bình kềm tiếp liệu.
Hộp gòn viên, hộp gòn bao có bọc gạc, hộp gạc.
Tầng 2: Dụng cụ sạch
Một khay sạch trong đó có:
Nilon lót khi thay băng.
Túi nilon nhỏ dùng cho thay băng hoặc bồn hạt đậu có lót tuí nilon.
01 kéo để cắt băng, băng keo.
01 kềm để gắp băng dơ (nếu cần)
Băng dính hoặc băng cuộn.
Găng tay sạch.
Túi hậu môn nhân tạo (nếu cần)
Hộp đựng gòn, gạc còn dư sau mỗi lần thay băng.
Tầng 3: Dụng cụ nhiễm
Một chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
Một khay đựng nilon lót dơ trước khi đem đi giặt.
02 túi nilon: đựng chất thải lâm sàng và chất thải sinh hoạt.

Các bước tiến hành:
Bước 1:
Sắp xếp dụng cụ.
Đẩy xe thay băng tới giường bệnh.
Chào và giải thích cho người bệnh công việc mình sắp làm.
Bước 2:
Chuẩn bị người bệnh.
Đặt người bệnh theo tư thế thích hợp, thuận lợi cho việc thay băng.
Che chở cho người bệnh được kín đáo (nếu cần)
Trải tấm nilon lót dưới vết thương (nếu cần)
Đặt túi nilon hoặc bồn hạt đậu có lót túi nilon (đựng gòn, gạc dơ) vào nơi thuận tiện.
Bước 3:
Tháo băng dơ bỏ vào bồn hạt đậu hoặc túi nilon (dùng tay để tháo băng nếu vết thương sạch hoặc dùng kềm nếu vết thương nhiễm trùng hoặc băng thấm dịch và sau đó bỏ kềm vào chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
Bước 4:
Sát khuẩn tay bằng cồn 70°.
Mang khẩu trang.
Bước 5: Rửa vết thương
Dùng 2 kềm vô trùng: tay trái cầm kềm gắp gòn nhúng vào dung dịch rửa (nhúng vừa đủ ướt), đưa gòn sang kềm bên tay phải để rửa vết thương. Rửa theo nguyên tắc từ trong ra ngoài (rửa trong vết thương trước, sau đó rửa ra xung quanh, nếu muốn rửa lại thì dùng miếng gòn khác cho đến khi sạch)
Đối với vết thương nhiễm khuẩn thì rửa vết thương như sau:
Nặn hết mủ trong vết thương ra.
Rửa trực tiếp trên vết thương:
+ vết thương có nhiều ngõ ngách thì rửa nhiều lần bằng nước muối đẳng trương, sau
đó rửa lại bằng oxy già, cuối cùng rửa lại bằng nước muối đẳng trương.
+ vết thương có tổ chức hoại tử thì phải lấy, cắt lọc cho hết.
Bước 6:
Lau khô vết thương với gạc và xung quanh vết thương với gòn.
Sát khuẩn xung quanh vết thương, rộng ra xung quanh khoảng 5 cm.
Chú ý: Hết mỗi động tác giữa các lần phải thay miếng gòn hoặc gạc mới.
Bước 7: Băng vết thương
Đắp miếng gạc hoặc gòn bao có bọc gạc vô khuẩn lên trên vết thương, đắp rộng ra xung quanh vết thương khoảng 5 cm
Dán băng kín 4 mép miếng gạc là tốt nhất hoặc băng lại với băng cuộn tùy theo vết thương.
Bước 8: Thu dọn dụng cụ
Thu dọn dụng cụ thay băng vào chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
Thu dọn gòn, gạc còn lại.
Buộc túi đựng gòn, gạc dơ cho vào túi đựng chất thải lâm sàng.
Gấp nilon lót (mặt dơ úp vào trong) và để xuống khay ở tầng 3 của xe thay băng.
Bước 9: Đặt người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, báo cho người bệnh biết công việc
thay băng đã xong và giải thích cho người bệnh những điều cần thiết để cùng 
thực hiện.
Bước 10: Rửa dụng cụ
Đem dụng cụ đã dùng và gòn, gạc thừa vào buồng rửa dụng cụ hoặc đề vào một tầng của xe thay băng, sau khi kết thúc đợt thay băng sẽ mang vào buồng rửa dụng cụ. Rửa đúng kỹ thuật, lau khô và chuẩn bị sẵn sàng gởi tiệt trùng.
Trả dụng cụ sạch về đúng chổ cũ.
Bước 11: Rửa tay thường quy.
Bước 12: Ghi hồ sơ:
Ngày, giờ thay băng.
Tình trạng vết thương, da xung quanh.
Dung dịch rửa vết thương.
Tên Điều Dưỡng thực hiện.
Chú ý: Sau mỗi một người bệnh để lại một miếng gạc và lau khay bằng cồn 70° trước khi thay băng cho người bệnh tiếp theo.
TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT:
Điều Dưỡng trưởng khoa.
Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn của khoa.
Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của khoa Chống Nhiễm Khuẩn.


Phụ lục 7: Nội dung kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ở các viện, khoa, phòng trong bệnh viện

NGÀY……………/…………/…………………     KHOA:………………………………………..
THỜI ĐIỂM TIẾN HÀNH:……………………………………………………………......................
NGƯỜI KIỂM TRA           :………………………………………………………………................

Tất cả câu hỏi được trả lời: có (C), không (K), không thể thực hiện (X).

TT

NỘI DUNG

C

K

X

 

PHẦN I: MÔI TRƯỜNG KHOA PHÒNG

 

 

 

 

Môi trường khoa phòng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo.

 

 

 

 

Buồng bệnh:

 

 

 

1

Sạch sẽ và không bụi (tường, trần, nền nhà).

 

 

 

2

Không chứa vật dụng dư thừa.

 

 

 

3

Các giường bệnh sạch đẹp, kê cách nhau tối thiểu 1m.

 

 

 

4

Bọc nệm sạch, không rách, nệm không ngấm nước.

 

 

 

5

Chọn ngẫu nhiên 01 giường: xem nệm có vết bẩn, có thấm nước (đặt giấy dưới bọc nệm ấn vào nệm trong 10 giây, đổ 50 ml vào vùng lõm đó, ấn thêm 30 giây nữa, lấy giấy ra xem có ướt không?)

 

 

 

6

Có tủ đầu giường cho mỗi bệnh nhân.

 

 

 

7

Vải giường, chăn màn, quần áo bệnh nhân sạch sẽ.

 

 

 

8

Có bồn rửa tay hoặc dung dịch rửa tay nhanh.

 

 

 

 

Buồng làm việc (buồng tiêm, buồng thủ thuật, buồng HSBA):

 

 

 

9

Khang trang, sạch sẽ, thoáng mát.

 

 

 

10

Có tủ đựng thuốc sạch, sắp xếp thuốc đúng quy cách.

 

 

 

11

Có tủ đựng dụng cụ tiệt khuẩn, đúng quy cách và đảm bảo dụng cụ còn hạn dùng.

 

 

 

12

Có tủ đựng đồ vải sạch, đúng quy cách.

 

 

 

 

Buồng tắm:

 

 

 

13

Sạch, không có mùi hôi, không có các vật dụng không cần thiết.

 

 

 

14

Không treo quần áo bẩn cũng như quần áo sạch trong buồng tắm.

 

 

 

15

Các dụng cụ chứa nước phải sạch, có nắp đậy.

 

 

 

 

Nhà vệ sinh:

 

 

 

16

Nhà vệ sinh phải sạch, không hôi; khu vực xung quanh không chứa các đồ vật thừa.

 

 

 

17

Có dụng cụ, phương tiện lau rửa nhà vệ sinh.

 

 

 

18

Có nước và xà phòng để rửa tay sau khi đi vệ sinh.

 

 

 

 

Nơi cọ rửa và lưu giữ dụng cụ vệ sinh:

 

 

 

19

Sạch và không vương vãi chất tiết, đất cát, rác rưởi.

 

 

 

20

Sắp xếp gọn gàng, không để các dụng cụ bẩn sạch lẫn lộn.

 

 

 

21

Có quy trình vệ sinh khử khuẩn bô, vịt dán tại nơi xử lý.

 

 

 

22

Bô, bình chứa nước tiểu, các bình chứa khác được đặt úp hoặc treo trên giá.

 

 

 

23

Chổi, giẻ lau, thùng xô được cất giữ đúng vị trí, được vệ sinh đúng theo quy định

 

 

 

24

Dung dịch khử khuẩn được bảo quản và sử dụng đúng theo hướng dẫn.

 

 

 

 

Vệ sinh ngoại cảnh

 

 

 

25

Khu vực xung quanh khoa phòng sạch sẽ

 

 

 

26

Không phơi quần áo và để các vật dụng dư thừa khác ở hành lang và khu vực xung quanh khoa phòng

 

 

 

 

PHẦN II: XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN

 

 

 

 

Chất thải phải được xử lý an toàn nếu không sẽ có nguy cơ gây nhiễm bẩn hoặc lây lan cho người khác, cho cộng đồng.

 

 

 

27

Có bảng quy trình về xử lý chất thải.

 

 

 

28

Có thu gom và phân loại chất thải đúng theo quy định

 

 

 

29

Bao chứa chất thải đúng màu quy định, được đặt vào thùng thu gom chất thải đúng quy cách

 

 

 

30

Có thùng thu gom chất thải đạp chân, phù hợp với màu của túi đựng chất thải.

 

 

 

31

Chất thải được tích trữ an toàn, cách xa bệnh nhân, được thu gom tập trung về một nơi quy định của khoa phòng

 

 

 

32

Nơi trữ chất thải tập trung của bệnh viện có cửa khóa và chỉ có nhân viên  vệ sinh mới được phép ra vào

 

 

 

33

Nơi tập trung chất thải được trang bị bồn và xà phòng để rửa tay

 

 

 

34

Nơi trữ chất thải được cọ rửa thường xuyên bằng dung dịch khử khuẩn.

 

 

 

 

PHẦN III: THU GOM ĐỒ VẢI

 

 

 

 

Đồ vải phải được xử lý đúng để tránh lây nhiễm chéo.

 

 

 

35

Đồ vải bẩn được phân loại và đặt trong các bao dành riêng cho thu gom đồ vải bẩn

 

 

 

36

Có thùng đựng đồ vải bẩn tại khoa

 

 

 

37

Có tủ, buồng dành riêng cho chứa đồ vải sạch

 

 

 

38

Thùng đựng đồ vải bẩn phải khô ráo, sạch sẽ và được cọ rửa sau mỗi lần sử dụng.

 

 

 

39

Túi đựng đồ vải bẩn được giặt lại trước khi đem sử dụng lại.

 

 

 

40

Đồ vải sạch được bảo quản ở nơi sạch.

 

 

 

41

Có lịch hướng dẫn thay đồ vải cho bệnh nhân và nhân viên

 

 

 

42

Đóng gói đồ vải bẩn đúng qui cách

 

 

 

 

PHẦN IV: THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SẮC NHỌN

 

 

 

 

Vật sắc nhọn phải được xử lý an toàn để tránh nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do tai nạn nghề nghiệp

 

 

 

43

Thùng chứa vật sắc nhọn đúng tiêu chuẩn hiện hành (cứng, khó thủng, một chiều).

 

 

 

44

Thùng chứa chỉ chứa dưới 2/3 thể tích.

 

 

 

45

Vận chuyển vật sắc nhọn trong thùng, hộp cứng.

 

 

 

46

Thùng chứa đồ sắc nhọn có sẵn trên xe tiêm truyền hoặc được đặt ở nơi thuận tiện.

 

 

 

47

Có mẫu thông báo vết thương do vật sắc nhọn gây ra dán ở buồng tiêm hoặc buồng đựng hồ sơ

 

 

 

 

PHẦN V: XỬ LÝ KHỬ KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ

 

 

 

 

Dụng cụ được làm sạch, khử khuẩn, cất giữ đúng quy định để tránh lây nhiễm chéo. 

 

 

 

48

Có buồng dành riêng cho khử khuẩn và cất giữ dụng cũ

 

 

 

49

Có tủ đựng các dụng cụ đã khử khuẩn

 

 

 

50

Các dụng cụ đã khử khuẩn được để trong hộp hoặc túi kín

 

 

 

51

Có quy trình rửa khử khuẩn dán ở buồng khử khuẩn

 

 

 

52

Dung dịch khử khuẩn được chứa trong bồn đúng quy cách

 

 

 

53

Có kiểm tra hiệu lực khử khuẩn của dung dịch khử khuẩn trước mỗi khi sử dụng (đối với dung dịch Cidex)

 

 

 

54

Có sổ theo dõi quá trình khử khuẩn

 

 

 

55

Có sử dụng chất khử khuẩn thích hợp và có bảng hướng dẫn cách pha

 

 

 

56

Khử khuẩn bằng hóa chất chỉ dùng cho các dụng cụ không chịu nhiệt.

 

 

 

57

Có bảng chỉ rõ đặc tính các chất khử khuẩn đang được sử dụng.

 

 

 

58

Dụng cụ được ngâm ngập vào trong dung dịch khử khuẩn và có nắp đậy bồn chứa

 

 

 

59

Nhân viên y tế được tập huấn định kỳ về công tác khử khuẩn

 

 

 

 

PHẦN VI: RỬA TAY

 

 

 

 

Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhằm làm giảm thiểu nguy cơ lây chéo trong thực hành bệnh viện

 

 

 

60

Có xà phòng và bồn rửa tay đúng quy định

 

 

 

61

Có khăn sạch cho lau tay sau khi rửa

 

 

 

62

Có bàn chải rửa tay dùng một lần

 

 

 

63

Nơi gắn bồn thuận lợi cho việc rửa tay

 

 

 

64

Có dụng cụ bẩn ở xung quanh bồn rửa tay

 

 

 

65

Có dung dịch sát khuẩn nhanh (hỗn hợp Clorhexidin + cồn) được bố trí ít nhất là một nơi trong khoa phòng

 

 

 

66

Nhân viên rửa tay đúng quy trình (quan sát)

 

 

 

67

Có bảng hướng dẫn quy trình rửa tay treo ở trước bồn rửa tay

 

 

 

68

Có cởi đồng hồ và nữ trang khi rửa tay

 

 

 

69

Nhân viên y tế thường xuyên được tập huấn, kiểm tra về rửa tay

 

 

 

 

PHẦN VII: THỰC HÀNH LÂM SÀNG

 

 

 

 

Thao tác lâm sàng phải tuân thủ những hướng dẫn kiểm soát NKBV để làm giảm nguy cơ NK chéo tới người bệnh đồng thời cũng bảo vệ NVYT

 

 

 

 

Các phương tiện dưới đây có sẵn cho NVYT

 

 

 

70

Găng sạch và găng tiệt khuẩn

 

 

 

71

Tạp dề nhựa dùng một lần

 

 

 

72

Đồ bảo vệ mắt

 

 

 

 

Chăm sóc bệnh nhân đặt catheter mạch máu

 

 

 

73

Có đảm bảo thao tác vô khuẩn trong khi đặt catheter mạch máu không?

 

 

 

74

Có gạc vô khuẩn che nơi tiêm tĩnh mạch (chọn 01 người bệnh tình cờ và quan sát)

 

 

 

75

Có ghi ngày, tên người đặt trên băng keo dán nơi chích

 

 

 

76

Thời gian thay catheter có đúng theo hướng dẫn không (hỏi 01 nhân viên tình cờ)

 

 

 

 

Nuôi ăn bằng đường tiêu hóa

 

 

 

77

Nuôi ăn được thực hiện đúng theo y lệnh

 

 

 

78

Đảm bảo kỹ thuật, vô khuẩn trong các thao tác nuôi ăn

 

 

 

79

Thức ăn được đảm bảo vệ sinh

 

 

 

80

Dụng cụ nuôi ăn được vệ sinh, khử khuẩn thích hợp

 

 

 

 

Chăm sóc catheter đường tiểu

 

 

 

81

Dùng găng sạch khi tháo nước tiểu ra khỏi túi chứa.

 

 

 

82

Sử dụng đồ chứa dùng một lần hoặc chai khử khuẩn, để hứng nước tiểu.

 

 

 

83

Cố định túi chứa nước tiểu ở vị trí cao hơn nền nhà

 

 

 

84

Sử dụng hệ thống dẫn lưu kín

 

 

 

 

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

 

 

 

85

Dụng cụ dùng cho thở máy được tiệt khuẩn theo đúng hướng dẫn

 

 

 

86

Dụng cụ sau khi sử lý được bảo quản đúng quy định

 

 

 

87

Có hướng dẫn xử lý dụng cụ dùng trong thông khí hỗ trợ (thời gian thay nước, thay dây máy thở).

 

 

 

88

Bình làm ẩm oxy, khí dung có ở trong tình trạng khô ráo trước khi sử dụng

 

 

 

89

Có sử dụng nước tiệt khuẩn cho hệ thống bình làm ẩm khí dung.

 

 

 

 

Phương tiện cách ly

 

 

 

90

Có biện pháp cách ly đối với các người bệnh truyền nhiễm và biện pháp đó phù hợp với quy định của bệnh viện

 

 

 

91

Nhân viên y tế biết cách phòng ngừa khi tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh nhiễm khuẩn

 

 

 

92

Nhân viên biết cách chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan B, HIV.

 

 

 

93

Có mang găng khi tiếp xúc với dịch cơ thể.

 

 

 

94

Có phổ biến các quy định về kiểm soát NKBV tại khoa phòng.

 

 

 

95

Các chính sách , biện pháp trong sách kiểm soát NKBV được cập nhật thường xuyên.

 

 

 

 

PHẦN VIII: NHÀ ĂN

 

 

 

 

Nhà ăn phải có những điều kiện thuận lợi để tránh lây nhiễm chéo 

 

 

 

96

Nhân viên nhà ăn được huấn luyện về phòng chống NKBV

 

 

 

97

Dụng cụ vệ sinh nhà bếp được để riêng với các dụng cụ vệ sinh khác

 

 

 

98

Có màu sắc riêng cho dụng cụ lau rửa và dụng cụ chế biến.

 

 

 

99

Thực phẩm đã mở ( sữa, bột ngũ cốc…) được bảo quản trong các tủ chống côn trùng

 

 

 

100

Thực phẩm của người bệnh được dán nhãn với tên, ngày theo qui định   

 

 

 

101

Thức ăn để trong tủ lạnh còn hạn dùng

 

 

 

102

Sữa có được cất giữ trong điều kiện lạnh
Tủ lạnh chỉ dùng riêng cho chứa thực phẩm (không dùng cho chứa thuốc hoặc mẫu thử)

 

 

 

103

Nhân viên nhà ăn có được kiểm tra sức khoẻ định kỳ

 

 

 

104

Tủ lạnh đạt nhiệt độ từ 0 – 50 C ( đo bằng máy đo điện tử )

 

 

 

105

Tất cả các đồ dùng trong bếp thích hợp cho từng khu vực

 

 

 

106

Nhà bếp được đảm bảo an toàn chống nguy cơ xâm nhập của côn trùng

 

 

 

107

Nhà bếp được thiết kế một chiều

 

 

 

108

Nhà bếp được chia thành các khu vực làm việc riêng (Đồ sống chưa chế biến và đồ chín)

 

 

 

109

Nhân viên ăn mặc gọn gàng (y phục, móng tay, tóc)

 

 

 

110

Có bồn rửa tay, xà phòng, khăn sạch lau tay  

 

 

 

111

Có khăn sạch dùng một lần để lau các dụng cụ sạch

 

 

 

 

PHẦN IX: PHÒNG MỔ

 

 

 

112

Có nơi thay đồ sạch và có tủ khóa thích hợp.

 

 

 

113

Có dép sạch riêng cho khách

 

 

 

114

Dép được khử khuẩn thường xuyên.

 

 

 

115

Khoa phòng sạch và không bụi.

 

 

 

116

Khăn bàn sạch và không bụi.

 

 

 

117

Có lịch làm vệ sinh phòng mổ.

 

 

 

118

Giẻ lau, thùng xô lau nhà được cất giữ đúng nơi quy định.

 

 

 

119

Có dụng cụ lau rửa riêng được cung cấp cho mỗi phòng.

 

 

 

120

Nơi cọ rửa sạch và không vương vãi chất bẩn.

 

 

 

121

Hệ thống thông khí được xem xét tu sửa thường kỳ và được ghi chú đều đặn.

 

 

 

122

Phòng được kiểm tra về vi sinh đều đặn (tối thiểu 6 tháng 01 lần)

 

 

 

123

Khách vào mổ thay áo, dép, đeo mũ, khẩu trang và ủng vải đã được tiệt khuẩn

 

 

 

124

Giường bệnh được lau sạch và giường chuyển người bệnh được sử dụng riêng cho phòng mổ

 

 

 

125

Tường phòng mổ được lát gạch men tới trần

 

 

 

126

Hệ thống rửa tay trong phòng mổ thích hợp

 

 

 

127

Có dung dịch rửa tay phẫu thuật (Clorhexidin 4%)

 

 

 

128

Có dung dịch khử khuẩn Clorhexidin trong Alcol cho khử khuẩn tay sau khi rửa tay thủ thuật

 

 

 

129

Có hệ thống làm khô tay hoặc khăn vô khuẩn cho phẫu thuật viên sau khi rửa tay

 

 

 

130

Có dung dịch sát khuẩn da trước và sau khi phẫu thuật theo đúng quy định

 

 

 

131

Có tắm cho người bệnh trước phẫu thuật

 

 

 

132

Phẫu thuật viên có tắm trước và sau khi mổ

 

 

 

133

Có buồng để dụng cụ vô khuẩn riêng cho phòng mổ

 

 

 

 

PHẦN X: NHÀ GIẶT

 

 

 

134

Thiết kế một chiều

 

 

 

135

Có phân chia nhân viên làm vùng sạch, vùng bẩn riêng biệt

 

 

 

136

Hệ thống thu gom và cấp phát đồ vải thích hợp

 

 

 

137

Hệ thống phân loại đồ vải thích hợp

 

 

 

138

Nơi để đồ bẩn riêng biệt, xa hẳn với đồ sạch

 

 

 

139

Nơi cất chứa đồ sạch riêng, sạch và được lau bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp.

 

 

 

140

Có máy giặt đồ vải cho nhân viên và người bệnh riêng biệt.

 

 

 

141

Có nơi giặt đồ vải sạch và nhiễm riêng biệt.

 

 

 

142

Khử khuẩn đồ vải bằng nước nóng ở nhiệt độ > 70oC.

 

 

 

143

Khử khuẩn đồ vải bằng Clorin.

 

 

 

144

Vệ sinh nhà xưởng hàng ngày (sàn nhà, máy giặt, bồn ngâm…) bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp.

 

 

 

145

Nhân viên mang đủ trang bị bảo hộ trong khi giặt

 

 

 

146

Có nơi rửa tay cho nhân viên

 

 

 

 

PHẦN XI: PHA CHẾ DƯỢC

 

 

 

147

Thiết kế đảm bảo cho chống nhiễm khuẩn

 

 

 

148

Dụng cụ pha chế được khử khuẩn theo đúng hướng dẫn

 

 

 

149

Phòng pha chế được làm vệ sinh hàng ngày

 

 

 

150

Có nơi rửa tay thuận tiện cho thao tác pha chế

 

 

 

151

Các dung dịch sau khi pha chế được bảo quản thích hợp: tủ có khóa, kệ gạch men, làm vệ sinh mỗi ngày.

 

 

 

152

Có bảng hướng dẫn pha dung dịch khử khuẩn

 

 

 

153

Có được kiểm tra vi sinh định kỳ hàng quý

 

 

 

 

PHẦN XII: ĐƠN VỊ TIỆT KHUẨN TRUNG TÂM

 

 

 

154

Thiết kế một chiều.

 

 

 

155

Phân chia vùng làm việc bẩn, sạch, vô khuẩn theo quy định

 

 

 

156

Các vùng bẩn sạch được tách biệt nhau bằng một bức tường

 

 

 

157

Có đủ bồn rửa tay và được thiết kế thích hợp cho thao tác

 

 

 

158

Có đủ dung dịch khử khuẩn

 

 

 

159

Có quy trình hướng dẫn xử lý dụng cụ bẩn dán tại nơi làm việc

 

 

 

160

Các dụng cụ bẩn được ngâm ngập vào dung dịch sát khuẩn theo đúng hướng dẫn

 

 

 

161

Đóng gói, dán nhãn và ghi ngày tháng đúng quy định

 

 

 

162

Băng chỉ thị màu được sử dụng cho các dụng cụ hấp tiệt khuẩn

 

 

 

163

Kiểm tra một nhân viên đang làm việc tại khoa về quy trình xử lý dụng cụ bẩn tại khoa.

 

 

 

164

Dụng cụ tiệt khuẩn được bảo quản đúng quy định

 

 

 

165

Có dụng cụ hết hạn sử dụng trong kho

 

 

 

166

Phòng lưu trữ dụng cụ tiệt khuẩn sạch và được vệ sinh hàng ngày

 

 

 

167

Phòng lưu trữ dụng cụ tiệt khuẩn có gắn máy lạnh

 

 

 

168

Bao hấp được vệ sinh mỗi ngày

 

 

 

169

Có bảng theo dõi nhiệt độ và thời gian hấp của mỗi lò

 

 

 

170

Có sổ ghi chép theo dõi quá trình tiệt khuẩn

 

 

 

171

Có đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho nhân viên sử dụng

 

 

 

172

Nhân viên thường xuyên được cập nhật kiến thức về công tác chống nhiễm khuẩn cũng như công tác chuyên môn

 

 

 

173

Kiểm tra môi trường  không khí định kỳ 

 

 

 

174

Định kỳ kiểm tra vi sinh các dụng cụ đã tiệt khuẩn