Chương 5: Sử dụng dụng cụ phòng hộ

Dụng cụ phòng hộ là những dụng cụ nhân viên y tế có thể mang để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với bệnh nhân. Dụng cụ phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ bệnh nhân không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vảng lai của nhân viên y tế. Các dụng cụ phòng hộ cá nhân thường được sử dụng bao gồm găng tay, khẩu trang, áo choàng, nón, mắt kính và ủng hay bao giày.

5.1 Sử dụng găng

5.1.1 Nguyên tắc cơ bản của sử dụng găng

  1. Mang găng nhằm:
    - Tạo thêm một hàng rào bảo vệ giữa bàn tay nhân viên y tế với máu, dịch cơ thể, dịch tiết, niêm mạc;
    - Làm giảm khả năng di chuyển của vi sinh vật từ bệnh nhân bị nhiễm sang nhân viên y tế, và từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác qua bàn tay của nhân viên y tế.
  2. Găng phẩu thuật hay găng vô trùng nhằm mục đích ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật cho bệnh nhân trong quá trình làm thủ thuật/phẫu thuật - mang trong các thủ thuật mà tay hay các thiết bị điều khiển bằng tay đi vào khoang hay mô vô trùng của cơ thể;
  3. Găng dùng một lần hay găng sạch, không vô trùng nhằm mục đích ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật cho cho nhân viên y tế trong làm việc -  nên được mang khi
    - Dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch thể, chất tiết và vật dụng nhiễm
    - Khi tay nhân viên y tế không lành lặn.
  4. Găng tiện ích hay găng dày không vô trùng nên được mang khi làm vệ sinh, làm sạch và khử khuẩn dụng cụ;
  5. Nên thay hay cởi bỏ găng:
    - Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên bênh nhânSau khi tiếp xúc với vật dụng chứa nồng độ vi khuẩn cao.
    - Khi nghi ngờ găng thủng hay rách;
    - Giữa các hoạt động chăm sóc trên cùng một bệnh nhân mà có tiếp xúc các chất có thể chứa nồng độ cao vi sinh vật (ví dụ sau khi đặt sonde tiểu và trước khi hút đàm qua nội khí quản);
    - Trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường (ví dụ, đèn, máy đo huyết áp).
  6. Mang găng là biện pháp hổ trợ, không thay thế được rửa tay. 
  7. Găng dùng một lần không nên đem giặt hay dùng lại vì dịch có thể đi vào qua các lổ thủng không nhìn thấy trên găng. 
  8. Nếu tất cả các nhân viên rửa tay cẩn thận và đúng cách thì  găng không cần thiết  để ngăn vi khuẩn  tạm trú trên tay di chuyển sang người khác . 
  9. Không cần mang găng trong các chăm sóc thông thường nếu việc tiếp xúc chỉ giới hạn ở vùng da lành lặn, như vận chuyển bệnh nhân.
  10. Sau khi tháo găng bất kì loại nào (găng dùng một lần, găng phẩu thuật hay găng tiện ích) cũng cần phải rửa tay vì:
    - Găng có thể có những lổ nhỏ không thấy rõ hoặc bị rách khi sử dụng
    - Tay có thể bị nhiễm vi sinh vật trong quá trình cởi găng
  11. Trong một số tình huống, cần phải mang găng ngay trước khi vào phòng, ví dụ như trong ICU mà đang có bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng chẳng hạn như VRE.
  12. Tháo găng sau khi chăm sóc bệnh nhân. Không được mang một đôi găng để chăm sóc cho nhiều bệnh nhân và cũng không nên rửa găng để chăm sóc bệnh nhân;

5.1.2 Đánh giá và chọn găng thích hợp

Chọn găng nên dựa trên việc phân tích nguy cơ của từng loại môi trường, loại thủ thuật, khả năng tiếp xúc với máu hay dịch tiết, thời gian sử dụng và lượng áp lực trên găng (Bảng 5-1).  Nhân viên nên biết nguy cơ trong mỗi thủ thuật, chọn găng thích hợp cho từng công việc và khuyến cáo người quản lí thay đổi găng khác nếu găng có sẳn không thích hợp.

  1. Nếu chọn găng latex, nên chọn loại protein thấp và không bột.
  2. Nên có sẳn găng không latex cho nhân viên nhạy cảm với latex.
  3. Nên sử dụng găng vinyl cho các công việc không cần làm lâu hay các việc mà áp lực trên găng tối thiểu.
  4. Trong các công việc vệ sinh, làm sạch hay khử khuẩn, khuyến cáo nên dùng găng tái sử dụng thông thường (ví dụ, cao su, neoprene, butyl).

Bảng 5-1: Phân loại găng

CÁC LOẠI GĂNG

Có các loại găng khác nhau dành cho các mục đích khác nhau:

I) Găng phẫu thuật – Găng vô trùng dùng cho các thủ thuật xâm lấn mô dưới da hay niêm mạc không lành lặn. Ví dụ: phẫu thuật, băng bó vết thương lớn, băng bó vết phỏng, khám khung chậu.

II) Găng sử dụng một lần – Găng sạch, không vô trùng dành cho tiếp xúc trực tiếp với da, màng niêm mạc lành lặn hay máu, dịch cơ thể, chất tiết, dịch tiết. Ví dụ tiêm tĩnh mạch, đặt cannula, tháo băng vết thương, xử lí bệnh phẩm.

III) Găng tiện ích – Găng sạch, không vô trùng, dày, sử dụng nhiều lần dành cho công việc vệ sinh, làm sạch hay khử khuẩn dụng cụ hay xử lí đồ dơ.


5.2 Khẩu trang

5.1.2 Phân loại khẩu trang

Khẩu trang phẩu thuật
Khẩu trang có thể có 3-4 lớp, có loại dây đeo qua tai hoặc dây cột. Khẩu trang phẫu thuật có thể ngăn ngừa vi sinh vật lan truyền từ người mang sang người khác và cũng ngăn ngừa lây truyền qua giọt bắn khi hắt hơi, ho.

Khẩu trang hô hấp
Khẩu trang có hiệu quả lọc được không khí hít vào.

  1. Khẩu trang P100/FFP3 hay P99/FFP2: độ lọc 99,97% và 99% các hạt phân tử đường kính <0.5 micron lây qua đường không khí, theo thứ tự.
  2. Khẩu trang N95: Khẩu trang với hiệu quả lọc >95% các hạt phân tử đường kính <0.5 micron lây qua đường không khí (Bảng  5-2)

Bảng 5-2: Các loại khẩu trang hô hấp

Yếu tố làm giảm hiệu quả lọc

Hiệu quả lọc

95 (95%) 99 (99%) 100 (99.97%)

N (không kháng với dầu)

N95 N99 N100

R (Kháng với dầu)

R95 R99 R100

P (Chống thấm dầu)

P95 P99 P100

5.2.2 Những người nên mang khẩu trang

  1. Nhân viên y tế hay thân nhân khi thăm bệnh nhân mắc các bệnh có thể lây truyền qua giọt bắn như cúm, viêm đường hô hấp, ho gà, nhiễm meningococcus…;

  2. Nhân viên y tế hay thân nhân khi thăm bệnh nhân mắc các bệnh có thể lây truyền qua không khí như lao, lao đa kháng và SARS. Cần mang khẩu trang N95 trong các trường hợp này;

  3. Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, lây qua đường giọt bắn hay không khí khi di chuyển trong bệnh viện.

  4. Phẫu thuật viên, người tiến hành thủ thuật

Khẩu trang dùng một lần chỉ nên dùng một lần, không dùng lại hay đeo quanh cổ và vứt bỏ sau 4-6 giờ sử dụng. Khi cần sử dụng lại, nên chú ý cách bảo quản khẩu trang.  Nếu khẩu trang bị ướt, cần phải thay khẩu trang mới.


5.2.3 Nguyên tắc mang khẩu trang

Khi đeo khẩu trang cần đảm bảo: (hình 5-1 & 5-2 )

  1. Khẩu trang vừa khít với khuôn mặt:
    - Mặt có màu của khẩu trang ở phía ngoài và thanh kim loại ở phía trên.
    Dây đeo khẩu trang phải đảm bảo giữ khẩu trang trên mặt một cách chắc chắn.
    - Khẩu trang phải che được mũi, miệng và cằm.
    - Thanh kim loại uốn ngang khít với sống mũi
  2. Không chạm vào khẩu trang khi đã vào phòng bệnh. Trong trường hợp cần thiết, rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào khẩu trang.
  3. Khi tháo khẩu trang, tránh chạm vào mặt ngoài của khẩu trang vì nó có thể có mầm bệnh.
  4. Sau khi tháo khẩu trang, gập khẩu trang sao cho mặt ngoài của khẩu trang được gập vào phía trong, sau đó vứt khẩu trang vào túi nhựa hoặc túi giấy trước khi cho vào thùng rác có nắp đậy.
  5. Rửa tay sạch trước khi đeo khẩu trang, trước và sau khi tháo khẩu trang.
  6. Thay khẩu trang ngay khi:
    - Bị ẩm
    - Bị dơ, ví dụ, máu dịch tiết bắn vào khẩu trang
    - Bị rách  

Hình 5-1: Cách mang khẩu trang N-95 (loại có nếp gấp)

 

Hình 5-2: Cách mang khẩu trang N-95 (loại nón)

Các tiêu chuẩn kiểm tra độ vừa khẩu trang (fit testing procedures)
Xem vị trí cằm có thích hợp
Dây buộc vừa phải, không quá chặt
Vị trí bắt ngang mũi vừa vặn
Có khoảng cách đủ rộng giữa mũi và cằm
Không dễ tuột
Không để tóc nằm giữa da mặt và khẩu trang
Các thao tác kiểm tra
Thở bình thường
Thở sâu
Quay đầu sang hai bên
Cúi và ngẩng đầu
Nói chuyện 
Kiểm tra độ chặt
-Che phần trước khẩu trang bằng hai tay, cẩn thận không làm xê dịch khẩu trang
-Thở ra mạnh. Áp lực dương bên trong khẩu trang.  Nếu hở, điều chỉnh lại vị trí và hay căng lại dây. Kiểm tra lại. Lặp lại các bước đến khi khẩu trang khít hoàn toàn
- Hít vào sâu. Nếu không hở, áp lực âm sẽ làm khẩu trang bám chặt vào mặt. Hở sẽ làm mất áp lực âm trong khẩu trang do khí đi vào qua lỗ hở.


5.3 Áo choàng, ủng/bao giày, nón và mắt kính

Những dụng cụ như áo choàng, bao giày, mắt kính cần được mang khi tiếp xúc bệnh nhân có nguy cơ bắn máu hay dịch cơ thể, ví dụ đặt nội khí quản, đở sanh, các thủ thuật xâm lấn, thăm khám bệnh nhân chấn thương hay tai nạn giao thông, tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhi bị kích thích

5.3.1 Sử dụng áo choàng

Mang áo choàng mỗi lần tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nên sử dụng áo choàng loại dùng một lần trong những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm quan trọng như SARS, cúm gà (xem phần cách ly bệnh nhân SARS).
Sử dụng áo choàng mặt trong có lớp không thấm nước hay tạp dề bằng chất liệu không thấm nước để ngăn thấm dịch tiết qua da hay quần áo. Được dùng khi dự kiến thực hiện các thao tác có bắn máu. Nên dùng áo choàng và bao giày khi chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm trùng để làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang người khác.  Khi dùng áo choàng cho mục đích này, cần cởi bỏ áo trước khi rời khỏi phòng bệnh nhân
Cách mang áo choàng:
Rửa tay
Chọn áo. Để phần mở ở lưng trước mặt
Cho tay vào ống tay
Cột dây ở cổ
Cho bờ áo chòang chéo vào nhau, cột hoặc dán lại
Cách cởi bỏ áo choàng
Tháo dây lưng
Rửa tay
Tháo dây cổ
Nếu đang mang khẩu trang phẫu thuật, tháo khẩu trang (Nếu mang khẩu trang N95: không tháo khẩu trang ở giai đoạn này)
Bỏ một tay áo trước, sau đó tháo tay kia, tránh làm mặt ngoài khẩu trang tiếp xúc với áo quần
Bỏ áo xuống
Gấp mặt ngoài áo vào trong, bỏ vào thùng đựng đồ vải
Rửa tay


5.3.2 Sử dụng kính bảo hộ hoặc mạng che mặt

Cần mang khi làm thủ thuật, chăm sóc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, chất tiết đường hô hấp (hút dịch, đặt nội khí quản, người bệnh ho, sổ mũi…). Tốt nhất là dùng mạng che mặt (face shields) hay kính bảo hộ (goggles).  Nếu dự đoán sẽ có văng tóe máu, mắt kính thông thường sẽ không đủ để bảo vệ. Sau mỗi ca làm việc, các kính bảo hộ và mặt nạ che mặt phải được khử trùng mức độ cao.