Đây cũng là chủ đề chính của Hội nghị khoa học cận lâm sàng bệnh viện Chợ Rẫy lần II được tổ chức vào ngày 21/9/2024 tại TP.HCM.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, TS BS CK2 Nguyễn Tri Thức – Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, Bộ Y tế luôn đánh giá cao tập thể Ban lãnh đạo cũng như cán bộ, công nhân viên chức bệnh viện Chợ Rẫy trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như khám chữa bệnh, phát triển khoa học công nghệ nhằm tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, ứng dụng sáng tạo vào hoạt động chẩn đoán và điều trị, phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.
Trong những năm qua, với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, nền y học trong nước và thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh điều trị lâm sàng, các lĩnh vực cận lâm sàng cũng không nằm ngoài “guồng quay” của Cách mạng công nghiệp 4.0 và có liên quan trực tiếp đến các vấn đề về công nghệ sinh học, vật lý, kỹ thuật số. Chính vì vậy, hiện nay, phần lớn các xét nghiệm miễn dịch, vi sinh … đã và đang được tự động hóa rất hiệu quả, cho ra kết quả nhanh chóng và rút ngắn được nhiều thời gian hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, đối với xét nghiệm vi sinh, ứng dụng công nghệ sinh học phân tử hiện đại cũng đã giúp phòng xét nghiệm có thể định danh vi khuẩn, vắc xin kháng thuốc của vi khuẩn trực tiếp từ mẫu thực phẩm chỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Điều này giúp các bác sĩ có thể lựa chọn vắc xin điều trị thích hợp, hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh vốn đang rất được quan tâm trên thế giới.
Về giải phẫu bệnh, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã giúp cho quá trình chẩn đoán trở nên nhanh chóng, chính xác trong khoảng thời gian ngắn và hạn chế tối đa những nhược điểm mà phương pháp thủ công còn đang gặp phải. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực sinh hóa, ứng dụng kỹ thuật khối phổ trong chẩn đoán một số hóc môn gây ra viêm, theo dõi nồng độ kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch… cũng giúp cho các bác sĩ điều chỉnh được thuốc điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Hệ thống tự động hóa của các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, truyền máu… hỗ trợ liên kết các kỹ thuật khác nhau trên cùng một hệ thống, làm tăng độ chính xác và giảm sơ xuất thủ công, giảm số lượng máu cần dùng trong quá trình xét nghiệm. Ngoài ra, sự phát triển về khoa học kỹ thuật cũng đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc về chẩn đoán hình ảnh, nội soi, y học hạt nhân. Qua đó, góp phần khẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực cận lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị.
Đánh giá cao tinh thần chia sẻ, cầu thị trong Hội nghị khoa học cận lâm sàng lần 2 của Bệnh viện Chợ Rẫy, TS BS CK2 Nguyễn Tri Thức – Thứ trưởng Bộ Y tế bày tỏ kỳ vọng, chương trình sẽ mang lại nhiều kiến thức, thông tin bổ ích, tạo nên một không gian giao lưu và trao đổi kinh nghiệm hữu ích. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện nói riêng cũng như ngành y tế cả nước nói chung.
Hội nghị khoa học cận lâm sàng năm 2024 do bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức với chủ đề: “Tiếp cận công nghệ cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị” lần II diễn ra với 1 phiên toàn thể và 8 phiên chuyên đề đã mang đến 33 bài báo cáo xoay quanh các lĩnh vực Hình ảnh học, Xét nghiệm được trình bày bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.
Chương trình đã tạo ra một không gian chia sẻ, trao đổi chuyên môn vô cùng bổ ích và thú vị thông qua những bài báo cáo chuyên sâu và chi tiết, liên quan đến các vấn đề mang tính thực tiễn cao như: Giải pháp sàng lọc máu an toàn của Roche – Đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai; Định hướng của siêu âm trong 5 – 10 năm; Nâng tầm trải nghiệm hiến máu với công nghệ thực tế ảo tích hợp; Cập nhật xu hướng tự động hóa phòng xét nghiệm tại các Ngân hàng máu trên thế giới và Việt Nam; Chỉ số Phân Bố Bạch Cầu Đơn Nhân (MDW) – dấu ấn sinh học tế bào mới cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng nặng: những hiểu biết khoa học và lâm sàng; Kinh nghiệm bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích kết quả X-quang ngực thẳng tại BV Chợ Rẫy; Kỹ thuật ghi hình 18F-FDG PET/CT toàn thân với CT gan động; Giá trị lâm sàng của các phối hợp dấu ấn ung thư; MAESTRIA: công cụ tối ưu hóa quy trình làm việc trong phòng xét nghiệm vi sinh…
Đặc biệt, bên cạnh các báo cáo do những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong nước trình bày, Hội nghị còn có sự tham dự của 7 báo cáo viên quốc tế đến từ 7 quốc gia: Phần Lan, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Nga. Các đề tài đã mang đến những góc nhìn đa chiều, bao quát từ nhiều vai trò, lĩnh vực cũng như thực trạng ngành y tế của từng khu vực trên thế giới. Với sự chỉn chu, đa dạng về mặt nội dung, bám sát thực tiễn, chương trình đã thành công tốt đẹp, thu hút sự tham dự của hơn 500 người đến từ khắp nơi trên cả nước.