11 lần phẫu thuật cứu sống bệnh nhân "Ngàn cân treo sợi tóc": Chúng tôi gọi đó là "Kỳ tích"

PGS. TS. BS Lâm Việt Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết như trên trong buổi chia sẻ ngày 14/03/2023 tại TP.HCM. Theo đó, dưới sự phối hợp của 10 chuyên khoa, thực hiện 11 lần phẫu thuật trong 112 ngày điều trị, bệnh viện (BV) Chợ Rẫy đã kịp thời lập nên "kỳ tích" cứu sống một bệnh nhân bị đa chấn thương với khả năng tử vong "bất cứ lúc nào".



Khởi động quy trình báo động đỏ
Trước đó, ngày 27/10/2022, anh V.M.H (sinh năm 1970, ngụ quận Bình Tân), bị tai nạn giao thông tại huyện Bình Chánh, được bệnh viện huyện Bình Chánh sơ cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 10h40 cùng ngày trong tình trạng đa chấn thương nặng: bị dập nát đùi, bẹn, rách tầng sinh môn, mất dương vật, đứt hoàn toàn trực tràng, vỡ bàng quang, đứt lìa, mất xương chậu, gãy xương đòn trái, shock nặng, mạch, huyêt áp bằng 0, ...


Ngay sau khi tiếp nhận ca bệnh, đánh giá đây là một trường hợp có thể tử vong bất cứ lúc nào, Bệnh viện Chợ Rẫy đã kích hoạt quy trình báo động đỏ, với sự phối hợp, hội chẩn của 10 chuyên gia khoa: Cấp cứu, Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại tiết niệu, Ngoại tiêu hóa, Phỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Phẫu thuật mạch máu, Ngoại thần kinh, Bệnh nhiệt đới, Dinh dưỡng, ... triển khai kế hoạch cứu chữa cho bệnh nhân này. Dưới sự chỉ đạo của PGS. Lâm Việt Trung - Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Chợ Rẫy, bỏ qua các quy trình và thủ tục hành chính thông thường, không quá 30 phút sau khi nhập viện, bệnh nhân V.M.H đã được "tiếp nhận tại khu phòng mổ và tiến hành các biện pháp điều trị.

"Bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào"

Nói đến những thời điểm bệnh nhân có thể tử vong trong quá trình điều trị, TS. BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy cho biết: "Có rất nhiều thời điểm có thể khiến bệnh nhân tử vong như tử vong do đau, tử vong do mất máy hay tử vong do nhiễm trùng, thuyên tắc mạch, ... Ví dụ, ngay thời điểm bệnh nhân được chuyển vào khoa Cấp cứu, ekip đã tiên lượng và đánh giá đầy đủ các nguy cơ nên quyết định chỉ tháo băng của bệnh nhân khi bệnh nhân đã ở phòng mổ, bởi việc tháo băng tại khoa Cấp cứu lúc này có thể dẫn đến việc bệnh nhân tử vong ngay tức thời...".


Hoặc việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng phương pháp nào cũng là việc cần cân nhắc, lựa chọn. TS. BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy cho biết "Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật. Đối với bệnh nhân bị đa chấn thương V.M.H, tỷ lệ cứu sống được đánh giá là tiên lượng từng ngày trong từng giai đoạn, việc đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân là vô cùng khó khăn, cần sự nỗ lực, kiên trì của người bệnh. May mắn của chúng tôi là bệnh nhân V.M.H đã rất mạnh mẽ để phối hợp cùng ekip điều trị qua những khó khăn, đau đớn trong suốt quá trình này..."


Nhớ lại thời điểm hội chẩn cho bệnh nhân đặc biệt này, BS. CK2 Lê Văn Tuấn - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy, nói: "Bệnh nhân gần như bị xé một nửa chi thể, mất một 1/2 khung chậu và tạng ổ bụng. Với chấn thương này, trong y văn, hơn 90% là tử vong".


TS. BS Trần Phùng Dũng Tiến – Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa BV Chợ Rẫy cho biết “trải qua cuộc mổ đầu tiên, phần bụng của chậu bệnh nhân V.M.H. đã được băng cố định bởi miếng lưới chuyên dụng ngăn ruột và nội tạng tràn ra ngoài”.


Sự lạc quan của bệnh nhân là động lực rất lớn cho chúng tôi
Sau nhiều cuộc mổ lớn nhỏ, vết thương dần thành hình và ổn định hơn, tuy nhiên, vị trí vết thương vẫn nhiễm trùng nặng, chảy dịch ồ ạt, hôi thối. Ekip tiếp tục hội chẩn và lựa chọn giải pháp triển khai cho bệnh nhân. Và cứ như thế, quá trình phối hợp kiên trì giữa 10 khoa để cứu sống bệnh nhân lần lượt diễn ra. Cuối cùng, sau 112 ngày đi qua hành trình “cận kề cửa tử”, trải qua 11 lần phẫu thuật, bệnh nhân V.M.H đã được xuất viện vào hôm nay, ngày 15/3/2023.



Tại phương diện tiết niệu và nam khoa thì đây là thời điểm cuộc chiến mới bắt đầu của bệnh nhân V.M.H. Bên cạnh phương pháp in 3D để tạo hình khung xương chậu, tiến đến ráp chân giả thì ở lĩnh vực nam khoa, Bệnh viện sẽ tiến hành tạo hình cơ quan sinh dục ngoài và bệnh nhân sẽ sử dụng nội tiết tố nam để duy trì đời sống sinh hoạt bình thường của mình.



Dấu ấn đặc biệt cho sự phối hợp đa chuyên khoa

TS. BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy – khoa cuối cùng trong hành trình 112 ngày bệnh nhân nằm viện, chia sẻ: “Nhiều lần, chúng tôi tưởng chừng không có hy vọng. Đến khi vết thương được che phủ khá nhiều vùng diện tích mất da, bệnh nhân hồi tỉnh, chia sẻ với chúng tôi bằng tất cả sự lạc quan và sức sống mãnh liệt, chúng tôi biết mọi cố gắng đã có quả ngọt”. Đặc biệt, đối với ca bệnh này, chúng tôi đánh giá cao việc cấp cứu kịp thời của bệnh viện tuyến dưới đã giúp chúng tôi có đủ thời gian xử lý cho bệnh nhân khi tiếp nhận.



Một lần nữa, xin được chúc mừng bệnh nhân V.M.H đã đi qua “cửa tử” bằng một tinh thần lạc quan và kiên trì, trở về với gia đình sau hành trình đầy gian nan. Đây cũng là ca bệnh để lại dấu ấn đáng nhớ về hành trình phối hợp đa chuyên khoa trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Các Tin Khác
WEBSITE LIÊN KẾT
Thu gọn


go88


tải sunwin


hit club


go88


yo88


keochinh

cwin