Khoa Dinh Dưỡng

I. Nhân sự:

Trưởng khoa: TS. BS. Lưu Ngân Tâm

 

Điều dưỡng trưởng: ThS. Lê Thị Bích Phượng

 

Hình tập thể Khoa Dinh dưỡng

- Tổng số nhân sự: 9 người

II. Chức năng – Nhiệm vụ

 

1. Chuyên môn chính của khoa:

- Kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng suất ăn cho bệnh nhân nội trú và nhân viên bệnh viện bằng test nhanh về kiểm tra VSATTP do Bộ Công an cung cấp và biên bản kiểm tra

  • Số suất ăn bệnh nhân: trung bình 1.500.000 suất/năm
  • Số suất ăn nhân viên: trung bình 1.000.000 suất/ năm

- Xây dựng tài liệu chuyên môn như :

  • hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân
  • tài liệu tư vấn, truyền thông, giáo dục dinh dưỡng cho bệnh nhân,
  • quy trình thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
  • quy trình kiểm tra VSATTP

- Xây dựng gần 276 loại công thức dinh dưỡng cho dinh dưỡng qua đường miệng và qua ống thông (46 cho bệnh mạn tính, 20 cho bệnh cấp tính và 210 cho bệnh lý nặng phối hợp theo tinh thần hội chẩn dinh dưỡng).

- Hội chẩn điều trị, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng và/hoặc bệnh lý ngoại khoa, chấn thương nặng, hồi sức tích cực cho tất cả các chuyên khoa trong bệnh viện.

- Tổ chức và thực hiện các buổi hướng dẫn, truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho bệnh nhân trước xuất viện.

- Nghiên cứu khoa học: tham gia đề tài cấp bộ, chủ nhiệm đề tài và nghiên cứu chính cho nhiều đề tài cấp cơ sở.

- Chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng lâm sàng cho các bệnh viện khu vực phía Nam.

- Tập huấn, đào tạo DDLS hàng năm cho bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện Chợ rẫy và nhiều bệnh viện khác trong cả nước.

- Bác sĩ trưởng khoa là người sáng lập và là chủ tịch Hội dinh dưỡng lâm sàng TPHCM (HoSPEN).

- Hợp tác quốc tế và trong nước: với các hội chuyên ngành như ESPEN (Hội dinh dưỡng chuyển hóa và DDLS Châu Âu), ASPEN (Hội dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch Mỹ), PENSA (Hội dinh dưỡng lâm sàng Châu Á) và các tổ chức công ty trong nước hỗ trợ giúp phát triển ngành DDLS.

2. Lập kế hoạch phát triển, kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng lâm sàng trong:

- Ứng dụng công nghệ thông trong hoạt động DDLS toàn hệ thống lâm sàng.

- Chương trình tăng cường chất lượng thực hành DDLS (QIP- Quality Improvement Program).

- Kiểm tra giám sát hoạt động của mạng lưới DDLS của bệnh viện

Các Tin Khác
WEBSITE LIÊN KẾT
Thu gọn